Plugin là một thuật ngữ đã quá quen thuộc với những bạn sử dụng mã nguồn mở WordPress. Đây là một công cụ hữu ích được bổ sung để tích hợp cho WordPress. Bài viết dưới đây của LUONGVIEN sẽ giúp bạn hiểu hơn về Plugin là gì và bạn cần cài những Plugin WordPress nào cho website của mình hiển thị và vận hành ổn định nhé!
Plugin là gì?
Plugin là một phần mềm hay chương trình được các nhà phát triển website viết ra để bổ sung, tích hợp vào website WordPress. Những công cụ này được viết chủ yếu dưới dạng ngôn ngữ PHP. Đây là một trong những loại ngôn ngữ được sử dụng phổ biến nhất để hỗ trợ, xây dựng nền tảng mở như WordPress.
Như vậy, bạn có thể hiểu rằng Plugin là một tiện ích được mở rộng của Website. Và mỗi loại Plugin thường được trang bị một hoặc nhiều tính năng nhằm mục đích hỗ trợ cho vấn đề vận hành và phát triển của website sử dụng mã nguồn mở WordPress.
Với vai trò là một nhà quản trị web, bạn có thể dễ dàng cài đặt một Plugin từ giao diện Admin của WordPress; Hoặc cũng có thể tải Plugin về rồi trực tiếp up lên FTP.
Đồng thời, bạn cũng có thể gỡ Plugin khi website quá nặng. Vì việc cài đặt Plugin càng nhiều sẽ ảnh hưởng đến tốc độ tải trang; gây nên những trải nghiệm không tốt cho người dùng cũng như không tốt cho SEO.
Tại sao cần cài Plugin cho WordPress?
Với phương pháp truyền thống, khi muốn website của mình có thêm tính năng sẽ đòi hỏi người lập trình phải viết một đoạn code có tính năng đó để đưa lên host. Tiếp đó, web sẽ cập nhật thêm những tính năng này. Những bước này đều cần nhiều thời gian.
Thay vào đó, việc sử dụng những Plugin cho WordPress sẽ là một giải pháp hiệu quả với rất nhiều lợi ích thiết thực mà nó mang lại như sau:
- Tiết kiệm tối đa thời gian: Trung bình, thời gian để người dùng tìm kiếm, cài đặt thêm một Plugin cho website WordPress chỉ khoảng 5 phút.
- Hạn chế các sai sót: Phần lớn các Plugin được viết cho WordPress đều có thể vận hành ngay. Những sai sót không đáng có đã được khắc phục ngay từ đầu mà bạn không cần phải code cũng như kiểm tra nhiều lần.
- Dễ dàng thao tác: Bạn có thể chủ động cài đặt và gỡ Plugin bất kỳ lúc nào mà không sợ ảnh hưởng đến website của mình.
Plugin có những loại nào?
Hiện nay, Plugin cực kỳ đa dạng với hàng chục ngàn loại khác nhau. Và thật khó để phân loại cụ thể khi mỗi Plugin có đến 2, 3 chức năng khác nhau. Tuy nhiên, nếu dựa vào nhu cầu người dùng, các Plugin có thể được phân thành 3 loại chính như sau:
- Loại Plugins bảo mật: Loại plugin này sẽ giúp tăng tính bảo mật website hiệu quả, tránh tình trạng xâm nhập, tấn công từ bên ngoài.
- Loại Plugins lưu trữ: Trong tình huống bạn đang viết bài trên trang web nền tảng WordPress nhưng đường truyền bị gián đoạn. Lúc này, nội dung và hình ảnh mà bạn biên soạn trước đó vẫn hiện lên bởi tính năng backup data. Điều này giúp dữ liệu của bạn được lưu trữ dễ dàng.
- Loại Plugins tối ưu: Plugin này sẽ hỗ trợ, giúp người dùng cải thiện về hình ảnh, điểm số SEO, khả năng đọc bài viết chuẩn hơn. Đồng thời, nó còn hỗ trợ cải thiện về tối ưu tốc độ tải trang một cách hiệu quả hơn.
Top 10 Plugin WordPress cần thiết cho Website
Không thể phủ nhận những lợi ích tuyệt vời của các Plugin. Dù vậy, bạn cũng không nên cài đặt quá nhiều Plugin không cần thiết gây tốn kém nhiều băng thông, khiến website bị chậm.
Hãy cùng tham khảo ngay top 10 Plugin WordPress cần thiết cho website đã được mình tổng hợp dưới đây nhé.
Yoast SEO
Yoast SEO được coi là Plugin đầu tiên và được sử dụng phổ biến nhất trong danh sách các công cụ tinh chỉnh các thông tin tối ưu cho WordPress SEO trên Google.
Nó tích hợp các chức năng thông báo trạng thái của bài viết đã chuẩn seo hay chưa? Và người viết chỉ cần chỉnh sửa lại những vấn đề để đạt được yêu cầu SEO mà Yoast SEO đề ra là thành công.
Cài đặt Yoast SEO sẽ giúp hỗ trợ bạn trong việc kiểm tra tiêu đề, thẻ mô tả Meta Description, quản lý Sitemap,…và rất nhiều vấn đề liên quan đến SEO.
WP Rocket
Không dừng lại là một plugin bộ nhớ đệm, WP Rocket còn là một plugin hỗ trợ tối ưu tốc độ hóa WordPress được đánh giá cao nhất hiện nay. Vậy nên, đây luôn là một trong plugin cần thiết mà bạn nên cài cho website của mình.
WP Rocket đi kèm với hàng loạt tiện ích hữu ích như: Lazy load, giảm thiểu HTMl/JS, trì hoãn tải JS….
Contact Form
Nếu bạn cần cài đặt một plugin tích hợp các form để gửi email thì Contact form sẽ là một Plugin hoàn hảo với phiên bản mới nhất là Contact Form 7.
Form hỗ trợ captcha, Ajax-powered submitting, bộ lọc mail Akismet của WordPress. Điểm cộng của Plugin này là tính tiện dụng, tiêu tốn ít băng thông cho phép bạn gửi form hiệu quả.
Google XML Sitemap
Google XML Sitemap về bản chất là một XML file, được up trực tiếp lên host với mục đích chính là để Google nhận biết được cấu trúc website của bạn như thế nào.
So với việc tạo sitemap thông thường vừa phức tạp và tốn thời gian thì Google XML Sitemap sẽ giúp bạn giải quyết nhanh chóng vấn đề đó.
Bằng cách giúp cho các công cụ tìm kiếm như Google, Yahoo hay Bing có thể index website nhanh và tốt hơn. Nói chung, Sitemap như một cấu trúc tập hợp có tất cả các trang mà người dùng có thể tiếp cận được.
WooCommerce
Nếu bạn có dự định phát triển website của mình thành một trang thương mại điện tử thì WooCommerce sẽ là một plugin phù hợp và cần thiết mà bạn không nên bỏ qua.
Hiện nay, WooCommerce được xem là một trong những plug-in WordPress được thiết kế tối ưu nhất dành riêng cho các website thương mại điện tử. Nó sở hữu nhiều tính năng nổi bật như trang giỏ hàng, tùy chọn phương án giao hàng, thanh toán an toàn bằng thẻ tín dụng…
Akismet Anti-Spam
Akismet Anti-Spam cũng một Plugin nên và cần cài cho mọi website WordPress. Sở dĩ, đây là một trong những Plugin giúp chống thư spam phổ biến nhất được phát triển bởi Automattic. Nó sẽ kiểm tra tất cả các bình luận và ngăn chặn thư spam tự động.
Hiện nay, Akismet Anti-Spam đã được cài đặt sẵn trên mọi website WordPress. Tuy nhiên, bạn vẫn cần kích hoạt thủ công khi sử dụng.
Ngoài bản miễn phí cho một website về cá nhân thì bạn cần trả thêm một khoản phí nhỏ khi sử dụng cho những trang website kinh doanh và thương mại.
WordFence Security
Đây là Plugin hoàn hảo mà bạn nên cài đặt để tăng tính bảo mật cho website WordPress của mình. WordFence Security có sẵn ở cả phiên bản cao cấp và miễn phí.
Cụ thể, Plugin này là trình quét phần mềm độc hại và tường lửa, từ đó hỗ trợ ngăn chặn tối đa sự xâm nhập hacker theo dõi và cảnh báo về các sự kiện bảo mật quan trọng.
Thêm nữa, Plugin WordFence Security cũng hỗ trợ kiểm tra website cho bạn bằng cách tìm ra những lỗ hổng bảo mật.
WP Super Cache
Đây là plugin hỗ trợ, thúc đẩy tăng tốc website được hiệu quả. Nó sử dụng công nghệ tạo bộ nhớ đệm phương thức HTML Cache cho các website nhỏ và vừa.
Ngoài ra, WP Super Cache cũng là một Plugin được nhiều người ưa chuộng bởi việc cài đặt, sử dụng khá dễ dàng.
Elementor Page Builder
Elementor Page Builder là một Plugin giúp bạn tạo nên những giao diện website ấn tượng mà không cần phải dùng đến các mã code cho phần front-end. Tính năng nổi bật của Page Builder là tích hợp chức năng kéo thả element trên website giúp bạn chèn những hình ảnh, nội dung đúng nhu cầu.
Sử dụng Elementor Page Builder rất dễ dàng. Bạn không hoàn cần biết code mà cũng có thể tự thiết kế một website đầy đủ từ A đến Z, kể cả phần đầu trang và chân trang.
Page Builder cũng đóng vai trò tuyệt vời trong việc mang lại tốc độ tải trang nhanh hơn cho website của bạn.
Smush Image Compression and Optimization
Ngày nay người dùng ngày càng ưa chuộng về hình ảnh thì đòi hỏi bạn cũng cần tối ưu hình ảnh hiệu quả trên Website của mình. Tuy nhiên, hình ảnh luôn là một yếu tố khiến website chạy chậm.
Cài đặt plugin sẽ là một cách hiệu quả để bạn khắc phục điều này. Trong đó, Smush Image là một plugin hoàn hảo cho phép bạn dễ dàng điều chỉnh kích thước và tối ưu hình ảnh. Từ đó, website của bạn cải thiện chất lượng hình ảnh lẫn giảm cả kích thước file.
Kết luận
Hy vọng qua bài viết đã giúp bạn hiểu chính xác về khái niệm Plugin là gì? Đồng thời có thêm những thông tin hữu ích về các Plugin nên cần để cài đặt, bổ sung cho website của mình thêm tối ưu và vận hành mượt mà. Nếu có vấn đề nào cần giải đáp, hãy để lại bình luận bên dưới để được LuongVien hỗ trợ nhanh nhất cho bạn nhé!