Branding là gì? Hé lộ chi tiết về Barnding đầy đủ nhất

Branding đã không còn là một thuật ngữ xa lạ hiện nay khi mà bất kỳ doanh nghiệp, cá nhân nào cũng cần quan tâm để tồn tại, cạnh tranh và phát triển bền vững. Vậy bạn đã hiểu Branding là gì? Theo dõi ngay bài viết dưới đây của LUONGVIEN để giải đáp giải đáp chi tiết về làm Branding là làm gì? Các yếu tố ảnh hưởng cũng như tầm quan trọng và các bước tạo Branding thành công.  

Branding là gì?

Branding là một từ tiếng Anh, được dịch nghĩa là “xây dựng thương hiệu”. Đây là một yếu tố quan trọng và không thể thiếu trong bất kỳ doanh nghiệp, cá nhân nào trên con đường phát triển bền vững lâu dài trong marketing và kinh doanh hiện đại. 

Bạn hiểu Branding là gì chưa?
Bạn hiểu Branding là gì chưa?

Branding là quá trình tạo ra nhận thức mạnh mẽ cho khách hàng về công ty, dịch vụ, hàng hóa thông qua các chiến lược, phương pháp về mặt hình ảnh như logo, các thiết kế hoặc phát triển giá trị cốt lõi, tầm nhìn và nhiệm vụ. 

Hiểu một cách đơn giản và ngắn gọn thì Branding chính là “tiếng tăm”, “danh tiếng” mà cá nhân, doanh nghiệp của bạn đã tạo dựng được trong kinh doanh. 

Branding Marketing là gì? 

Branding Marketing (tiếp thị thương hiệu) là việc lên chiến lược nhằm quảng bá cho một dịch vụ, sản phẩm, hàng hóa đến đối tượng người tiêu dùng nhất định thông qua việc tập trung xây dựng khác biệt, khắc sâu vào tâm trí và tạo sự yêu thích, mong muốn của khách hàng. 

Hiện nay, một số brand lớn trên thị trường có thể nhắc đến như Apple, Samsung, MSI, BMW, Mercedes, Ford… 

Nguồn gốc thuật ngữ Branding từ đâu?

Có thể bạn chưa biết, thuật ngữ Branding ra đời từ rất lâu. Cụ thể, theo mình tìm hiểu từ năm 350 sau Công nguyên đã có thuật ngữ này. Nó được bắt nguồn từ tiếng  Na-uy  là “Brandr” mang nghĩa là Bùng cháy. Đây chính là giai đoạn cách mạng nông nghiệp, và từ này được dùng để ám chỉ hoạt động đốt rơm cỏ nhằm khôi phục dinh dưỡng tiếp tục cho các vụ gieo trồng sau đó. 

Tiếp đó, người nông dân bắt đầu đánh dấu sở hữu bằng cách sẽ khắc dấu hiệu brand trên những gia súc của họ. Điều này là một khởi điểm cho sự xuất hiện logo trên các sản phẩm sau này. 

Dần dần, khái niệm branding không chỉ là việc sáng tạo ở hình ảnh logo mà vượt xa cả các khái niệm hữu hình. Làm branding là việc thực hiện các hoạt động nhằm mang đến giá trị vô hình của thương hiệu khắc sâu trong tâm trí khách hàng. 

Những đối tượng chịu ảnh hưởng của branding

Hiểu rõ những đối tượng chịu ảnh hưởng từ chiến lược xây dựng thương hiệu sẽ giúp bạn xác định rõ được hướng đi phù hợp để đạt được hiệu quả tốt nhất. Theo đó, hai đối tượng chính chịu tác động từ “chiến lược branding” của bạn gồm: 

Đối tượng chịu ảnh hưởng bởi branding
Branding là gì? Đối tượng chịu ảnh hưởng bởi branding

Người dùng/ khách hàng

Branding ấn tượng và cá tính như một cách tuyệt vời “giúp” người dùng đưa ra sự lựa chọn cuối cùng về sản phẩm/ dịch vụ của bạn hoặc đối thủ. 

Nhân viên/ nhà đầu tư/ đối tác

Xây dựng brand thành công là góp phần nâng cao danh tiếng cho một doanh nghiệp. Không chỉ tác động đến người dùng, nội dung thông điệp còn ảnh hưởng đến nhân viên, nhà đầu tư, cổ đông, nhà cung cấp hay các nhà phân phối. 

Ví dụ, khi bạn không thích một thương hiệu chắc chắn bạn sẽ không muốn tìm hiểu và làm việc cho họ. Ngược lại, một thương hiệu uy tín, tạo cảm hứng mạnh mẽ sẽ khiến bạn muốn làm việc, được trở thành một phần trong doanh nghiệp họ. 

Vì sao cần xây dựng Branding mạnh?

Branding, xây dựng thương hiệu được xem là một chiến lược marketing hiệu quả phần lớn các doanh nghiệp đều quan tâm bởi những lợi ích thiết thực mà nó mang lại. Chẳng hạn như:

Branding là chiến lược mà các doanh nghiệp cần quan tâm để phát triển lâu dài
Branding là chiến lược mà các doanh nghiệp cần quan tâm để phát triển lâu dài

Tăng nhận diện sản phẩm, dịch vụ 

Brand là yếu tố hội tụ đủ những cảm nhận của khách hàng về sản phẩm, dịch vụ trong cả hai khía cạnh gồm cảm tính và lý tính. 

Cũng giống như con người, mỗi cá nhân sở hữu một cá tính, phong cách ăn mặc và cách thức giao tiếp ứng xử cũng tạo nên những giá trị riêng hình thành “thương hiệu” của riêng bản thân họ. 

Ví dụ như Apple với hình ảnh là một quả táo khuyết; biểu tượng chữ L nằm gọn trong hình oval của hãng xe Lexus hay Pepsi với logo với vòng tròn màu đỏ và màu xanh. Mỗi logo hay màu sắc chủ đạo cũng góp phần làm nên một phần thương hiệu cho sản phẩm, khiến người ta nhắc tới nó là nghĩ ngay tới tập đoàn, doanh nghiệp sở hữu. 

Tạo sự khác biệt hóa cho khách hàng dễ chọn lựa 

Thực tế, nhiều khách hàng có xu hướng gắn bó và trung thành với một số thương hiệu nhất định. 

Nếu doanh nghiệp của bạn xây dựng thương hiệu theo một cách khác biệt, ấn tượng và độc đáo sẽ giúp thu hút và giữ chân được khách hàng. Đây cũng chính là một trong những lợi thế lớn nhất của doanh nghiệp bạn so với các đối thủ cạnh tranh. 

Xmen đã rất thành công khi khai thác thị trường ngách
Branding là gì? Xmen đã rất thành công khi khai thác thị trường ngách

Trong môi trường kinh doanh ngày càng cạnh tranh, các đối thủ có thể cung cấp hàng loạt sản phẩm có tính chất, tính năng giống nhau. Chính vì thế, việc tạo dấu ấn thương hiệu sẽ giúp khách hàng dễ dàng nhận ra, tin dùng và sử dụng sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp đó. 

Điển hình, nếu doanh nghiệp của bạn kinh doanh về các sản phẩm mặt hàng tiêu dùng như sữa rửa mặt, kem đánh răng, quần áo… chắc chắn sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt của hàng trăm các thương hiệu khác nhau trên thị trường. 

Vì thế, điều quan trọng nhất với doanh nghiệp là tìm ra thị trường ngách, tạo sự gắn kết với khách hàng thông qua chiến lượng xây dựng brand độc đáo. 

Ví dụ: X-men đã rất thành công trong khai thác ngách khi mà thị trường dầu gội nữ và nam chưa được phân định một cách rõ ràng. Đa phần các thương hiệu đều đang tập trung, đầu tư mạnh mẽ vào quảng bá dầu gội cho nữ thì riêng X-men đã nhanh chóng nhận thấy kẽ hở này để khai thác. Bằng sự nhạy bén khi nắm bắt thị trường, X-men đã nhận được sự thành công vang dội trong phân khúc dầu gội dành cho nam.

Thông qua kết nối cảm xúc với khách hàng

Trong quá trình tạo dựng thương hiệu, doanh nghiệp cần phải trải qua bước nghiên cứu thị trường và khách hàng mục tiêu. Đây sẽ là tiền đề cho doanh nghiệp thấu hiểu được khách hàng. Từ đó, thiết kế bộ nhận diện thương hiệu, xây dựng các hoạt động truyền thông quảng cáo bá thích hợp, mang đến sự yêu mến và tăng kết nối cảm xúc.

Khi khách hàng đã có được sự kết nối cảm xúc với thương hiệu thì sẽ dễ dàng thúc đẩy hành vi trải nghiệm sản phẩm, dịch vụ. Từ đó tăng nhu cầu mua, và tuyệt vời hơn là sự trung thành thành lựa chọn sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp bạn. 

Ví dụ, hãng giày dép Bitis đã rất thành công trong việc xây dựng thương hiệu kết nối cảm xúc thông qua slogan “Nâng niu bàn chân Việt”, giúp khách hàng nhận được tôn trọng, lòng tin và thúc đẩy hành vi mua hàng. 

Thu hút nhân tài

Một doanh nghiệp sở hữu thương hiệu mạnh sẽ danh tiếng của họ ngày càng vươn xa, bay cao, mọi người biết đến với thái độ ngưỡng mộ. Điều này được đánh sâu vào tâm lý những người trẻ tài năng khát khao được gia nhập vào những công ty, doanh nghiệp lớn. 

Tại Việt Nam, tập đoàn Vingroup là một minh chứng cho điều này khi ngày càng mở rộng về quy mô lẫn lĩnh vực. Hàng loạt chế độ hấp dẫn dành riêng cho nhân viên như các khoản mua nhà Vinhome, mua xe Vinfast, cho con đi học tại Vinschool ,…

Xây dựng lòng tin

Branding mạnh không chỉ giúp duy trì được lượng khách hàng trung thành, ổn định còn góp phần chiếm lĩnh thị phần, tiếp tục mở rộng thêm mối quan hệ. Điều này giúp doanh nghiệp, tăng độ uy tín với các nhà đầu tư, đối tác kinh doanh… 

Sở dĩ, bên đối tác nào cũng đều muốn làm việc với doanh nghiệp, cá nhân được biết đến với tính uy tín và sự chuyên nghiệp cao. 

Hướng dẫn các bước xây dựng thương hiệu 

Quá trình xây dựng thương hiệu Branding không hề đơn giản, trong đó không thể thiếu các bước cơ bản như sau:

Nắm vững quy trình triển khai branding
Branding là gì? Nắm vững quy trình triển khai branding

Nắm vững quy trình triển khai branding

Xác định khách hàng mục tiêu

Nhóm đối tượng khách hàng mục tiêu là nhóm có đặc điểm nhân khẩu học bao gồm vị trí địa lý, tuổi tác, giới tính, trình độ học vấn… phù hợp với sản phẩm/ dịch vụ của doanh nghiệp. Họ chính là những đối tượng có nhu cầu, sẵn sàng chi trả để sử dụng dịch vụ/ sản phẩm của doanh nghiệp. 

Việc xác định, chọn lọc đúng đối tượng khách hàng mục tiêu sẽ giúp doanh nghiệp bước đầu đưa ra phân tích, dự đoán thói quen tiêu dùng của khách hàng. Từ đó, đưa ra những chương trình để giới thiệu sản phẩm, dịch vụ cũng như lên các dịch vụ khuyến mãi phù hợp với họ. 

Xác định, tuyên bố sứ mệnh trọng tâm của thương hiệu

Đây chính là mục tiêu, khát khao mà doanh nghiệp muốn hướng đến và là những giá trị mà họ muốn đem đến cho người dùng. 

Điển hình là thương hiệu thời trang giày Nike với câu slogan huyền thoại “Just Do It” với sứ mệnh truyền cảm hứng cho mọi thế hệ vận động viên trên toàn cầu. Và để thực hiện được sứ mệnh đó, Nike đã không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm và đã có được chỗ đứng vững chắc như hiện nay, 

Khảo sát phân tích thị trường và một số thương hiệu tên tuổi khác

Đây là bước quan trọng và không thể thiếu trước khi doanh nghiệp xây dựng bất kỳ một chiến nước nào. Việc biết rõ đối thủ, điểm mạnh, điểm yếu của họ sẽ là yếu tố góp phần tạo nên thành công cho chiến lược doanh nghiệp. 

Các khía cạnh mà doanh nghiệp nên cân nhắc gồm: Chất lượng của sản phẩm/ dịch vụ, kênh truyền thông & chiến lượng marketing, phản hồi khách hàng, thông điệp và triết lý của họ. 

Từ những tìm hiểu này, bạn sẽ đưa ra những đánh giá, phân tích và rút ra những kinh nghiệm cho quá trình xây dựng thương hiệu của doanh nghiệp mình. 

Tạo chất riêng cho thương hiệu

Tham khảo, rút kinh nghiệm từ đối thủ đi trước là điều cần thiết. Tuy nhiên, trong quá trình branding bạn cần tránh copy. Hãy chọn lọc, tạo dựng chất riêng cho thương hiệu thông qua những đặc điểm vượt trội về sản phẩm/ dịch vụ, thái độ phục vụ, thông điệp, triết lý… 

Xác định câu slogan và thiết kế logo cho thương hiệu

Slogan và logo là những yếu tố đầu tiên dễ thu hút người dùng nên cần đầu tư, đặc biệt chăm chút kỹ lưỡng. 

Nếu không thể tự tạo slogan hay thiết kế logo thì bạn cũng có thể nhờ đến sự giúp đỡ từ các công ty, dịch vụ agency để nhận được một cách nhanh chóng, chuẩn xác và hài lòng nhất. 

Thực tế, còn có rất nhiều bước để tạo nên một branding thành công. Chẳng hạn như xác định thông điệp, xây dựng cá tính cho thương hiệu, tạo tính đồng điệu & tích hợp thương hiệu cho doanh nghiệp, tính nhất quán cho thương hiệu… mà bạn có thể tìm hiểu thêm. 

Trên đây là những giải đáp về Branding là gì mà LuongVien muốn chia sẻ đến bạn. Nếu có vấn đề nào cần thắc mắc, bạn hãy để lại bình luận bên dưới để cùng trao đổi, thảo luận thêm nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *